Hậu quả Hải Thụy bãi quan

Ngô Hàm trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên của Cách mạng Văn hóa và chết trong tù năm 1969.[5] Sau khi ông bị đánh đổ, những kẻ sùng bái tư tưởng Mao Trạch Đông cực đoan đã nhanh chóng thanh trừng "phái hữu" khác khỏi các cơ quan văn hóa của Trung Quốc, và sân khấu kịch trở thành công cụ để Bè lũ Bốn tên công kích kẻ thù chính trị của họ.[5] Ngô Hàm chỉ được phục hồi sau khi chết vào năm 1979, ngay sau khi Mao Chủ tịch qua đời.

Vào thời điểm đó, trên cương vị là thành viên cấp cao thứ năm của Bộ Chính trị, Bành Chân là mục tiêu nổi bật đầu tiên của Cách mạng Văn hóa.[10] Việc loại bỏ Bành Chân và những người khác như Lục Định NhấtChu Dương[11] khỏi vị trí của họ đã giúp củng cố liên minh của Mao Trạch Đông và khuyến khích ông ta tấn công chủ nghĩa xét lại trong đảng.[12] Bành Chân và phe ủng hộ ông trong Thành ủy Bắc Kinh và chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã bị Lý Tuyết Phong và những cán bộ theo chủ nghĩa Mao khác thay thế.[11] Học giả Frederick Teiwes lập luận rằng khi cuộc tranh cãi liên quan đến Hải Thụy bãi quan diễn ra, Mao đã âm mưu chống lại đối thủ của mình là Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ trong nhiều tháng liền.[13] Teiwes viết rằng vì Bành Chân là người ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ lâu năm, Mao có thể làm suy yếu Lưu bằng cách tấn công Bành Chân thông qua cấp dưới của ông ta là Ngô Hàm.[13]

Dù cho những câu chuyện kể của người Trung Quốc thời hiện đại thường tập trung vào quyền lãnh đạo cá nhân của Mao Trạch Đông trong suốt quá trình tranh chấp, nhưng trong giai đoạn đầu của cuộc tranh cãi và không đủ sức ngăn chặn việc ban hành "Đề cương tháng Hai" chứng tỏ rằng Mao Chủ tịch phải đối mặt với sự phản kháng chính trị công khai và hiệu quả ngay trong nội bộ đảng.[14]